Ngày đăng bài: 08/05/2019 09:43
Lượt xem: 2832
THINK BIG - DÁM NGHĨ LỚN
Nếu bạn hỏi 1 người nào đó ở phương Tây, môn gì đáng nhớ nhất trong quãng đời học sinh, họ thường sẽ nói 2 môn Địa Lý và Hùng Biện. Môn địa lý giúp họ biết nước này nước kia, chỗ này chỗ kia. Giáo viên vào dạy sẽ nói "hôm nay chúng ta đi du lịch sang Phi Châu trên trang sách", và học sinh đều sẽ phải trả lời câu hỏi "Em sẽ đích thân đến nước ví dụ Cote D'Ivoire (Bờ biển Ngà) vào năm em bao nhiêu t

Dám nghĩ lớn2Một ngày ngồi trên thư viện, quá nhiều bạn đọc tới hỏi tôi về câu slogan dán trên tường thư viện. Đây không phải là ý tưởng của cá nhân tôi, nhưng tôi có đọc một cuốn sách rất hay về ý tưởng này. Chia sẻ cùng bạn đọc của thư viện. Còn bạn? Bạn đang nghĩ gì khi nhìn thấy nó?

--------------

"Nếu bạn hỏi 1 người nào đó ở phương Tây, môn gì đáng nhớ nhất trong quãng đời học sinh, họ thường sẽ nói 2 môn Địa Lý và Hùng Biện. Môn địa lý giúp họ biết nước này nước kia, chỗ này chỗ kia. Giáo viên vào dạy sẽ nói "hôm nay chúng ta đi du lịch sang Phi Châu trên trang sách", và học sinh đều sẽ phải trả lời câu hỏi "Em sẽ đích thân đến nước ví dụ Cote D'Ivoire (Bờ biển Ngà) vào năm em bao nhiêu tuổi, em sẽ ở đó mấy ngày, em sẽ đi tham quan chỗ nào". Thầy cô dạy địa lý luôn là được các học trò vây quanh để hỏi han. Quả địa cầu là dụng cụ được các em quay tới quay lui nhiều nhất. Những ước mơ và quyết tâm đi tắm nắng biển Boracay, trượt tuyết đỉnh Alpes, cưỡi lạc đà sa mạc Sahara, chinh phục Everest,...cũng hình thành từ những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Giáo viên và cha mẹ khuyến khích các bạn trẻ đi, đi và đi. Có cơ hội là đi. Càng nhiều càng tốt. 

Hùng biện cũng là môn bắt buộc trong chương trình học. Mỗi học sinh sẽ cầm micro đứng trước lớp, cả khối và sau đó là trước cả trường, đứng bốc thăm ứng xử như thi hoa hậu vậy. Những câu hỏi thường đặt ra cho các bạn nằm ngoài sách giáo khoa, thường là trong những cuốn sách kinh điển ví dụ như DÁM NGHĨ LỚN. "Bạn sẽ làm gì khi bạn là thủ tướng nước ta", "năm 30 tuổi, bạn có tài sản 1 tỷ đô la Mỹ, bạn sẽ làm gì để có mức tài sản đó và khi có mức tài sản đó, bạn sẽ làm gì". Hoặc "nếu bạn theo nghiệp lính, bạn nghĩ bạn sẽ đạt mức cao nhất là chức gì, nguyên soái, đại tướng, sư đoàn trưởng hay đại đội trưởng hay binh nhì...". "Nếu bạn theo nghiệp kinh tế, thì bạn sẽ giải quyết được bao nhiêu lao động?". "Hay bạn theo nghiệp nghệ sĩ, khoa học, tên bạn có trong viện bảo tàng hay không?". "Bạn xác định bạn là người vô danh hay hữu danh trong lịch sử nhân loại?". "Bạn có nên mua nhà mua chung cư mua xe? Tại sao bạn không thể xây nhà xây chung cư sản xuất xe cho người ta mua?" "Bạn không cần chơi cổ phiếu vì bạn sẽ phát hành cổ phiếu cho người ta chơi". "Người tầm thường quá nhiều rồi, bạn không cần thêm 1 vào trong đó. Tinh hoa thì luôn ít, luôn thiếu, thêm 1 cũng quý giá cho nhân loại lắm thay". "Nếu bạn ngây ngô hỏi-ai cũng làm chủ làm sếp thì lấy ai làm công, thì bạn hãy đến Israel, các nước tiểu vương quốc Ả Rập, Brunei,...để lấy họ đã nhập lao động từ các nước để quản lý thế nào. Người nghĩ ra việc thì ít chứ người xin việc thì luôn thừa mứa. Người nghĩ ra cách kiếm tiền để thuê người thì hiếm chứ người sẵn sàng bán sức lao động của mình thì vô vô vàn vàn, đừng có hỏi mấy câu ngốc nghếch vậy nữa". 

Sinh viên Việt Nam sang du học nước ngoài, dù tiếng Anh xuất sắc, nhưng khi trà dư tửu hậu với các bạn bên kia, thường không có pha trò được, khó cười theo các câu chuyện hài của bạn bè vì tầng tầng lớp lớp các cuốn sách họ đã đọc và review trong những năm tháng làm học sinh, mình hoặc đã quên hoặc chưa đọc bao giờ do luyện thi toán lý hoá sinh...đến tội nghiệp. Thôi hoàn cảnh rồi, bây giờ, mình đọc cũng không hề muộn. Nếu bạn có con cái đang học cấp 2, cấp 3, hãy mua cho chúng. Còn nếu bản thân bạn chưa đọc, thì nên đọc ngay. Còn bạn biết rồi mà cũng không đọc thì đừng trách ai, MỌI THỨ LÀ DO BẠN cả thôi. 

Qua cuốn sách DÁM NGHĨ LỚN, bạn sẽ biết vì sao xã hội từ cổ chí kim không bao giờ công bằng, dù đó là ước mơ chính đáng và thánh thiện của loài người. Hai anh em sinh đôi cùng trứng, lớn lên cùng một mái nhà, học chung 1 trường 1 lớp, giống nhau mọi thứ nhưng cuộc đời rất khác. Vì sao vậy? 

Đơn giản là mỗi người sẽ bắt đầu nghĩ khác, tư duy khác và hành động khác nhau...thông qua các cuốn sách họ đọc, những người họ gặp, những việc họ làm và khả năng chiêm nghiệm, suy tư. Người thông minh nhưng không thành công trong xã hội rất nhiều, lý do? Người nhanh nhẹn, kẻ lù đù vì sao mà có? Người thì có quá nhiều cơ hội, còn người thì chẳng có chút may mắn hay cơ hội gì, không AI CHO và cũng không TỰ TẠO được, lầm lũi như thế cho đến hết kiếp làm người. Tại sao lại như thế? 

Nhớ đọc từ từ, nghiền ngẫm, một ngày 5-10 trang, ngày nào cũng đọc cho đến khi hết sách. Bạn sẽ vỡ ra rất nhiều điều, và nếu bạn thật sự là 1 trí thức (có trí và có thức, khái niệm người trí thức không liên quan đến bằng cấp hay trình độ học vấn, trình độ văn hoá nhé), đời bạn sẽ khác. Chắc chắn khác.

Lý Quang Diệu từng nói trong 1 bài diễn thuyết "Bi kịch lớn nhất của các nước Đông Nam Á và Nam Á (Ấn, Băng La-Đét, Pakistan...) là có quá nhiều người nghĩ nhỏ. Kinh tế cũng từ đó mà phát triển chậm theo".

Nguồn: Tony Buổi Sáng